SG Ky Uc

100 tấm ảnh hiếm chụp Sài Gòn thời bao cấp (1980) của nhiếp ảnh gia người Hà Lan Ab Stokvis-s1


Cuối năm 1979, nhiếp ảnh gia người Hà Lan Ab Stokvis dẫn đầu một đoàn thiện nguyện gồm chủ yếu là nhà báo và chuyên gia y tế làm việc cho một tổ chức phi chính phủ để tơi Việt Nam thăm những cơ sở y tế và các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi, vô gia cư. Đoàn của ông Stokvis tới Hà Nội trước, sau đó đi qua Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng rồi vào Sài Gòn đầu năm 1980. Sau đây là loạt ảnh vô cùng hiếm hoi chụp Sài Gòn năm 1980, thời điểm Việt Nam vẫn còn trong cơ chế bao cấp, rất hiếm người nước ngoài có mặt tại đây, và cũng rất ít hình ảnh chụp Sài Gòn thời đó.

Xin đăng lại bộ ảnh này với sự cho phép của nhiếp ảnh gia Ab Stokvis. Chứng kiến cuộc sống của người Sài Gòn lúc đó, ông Stokvis nhận xét: Of the whole trip. Those in Saigon show a very poor existence for the people (tạm dịch là cuộc sống người Sài Gòn lúc đó vô cùng nghèo nàn).

Con đường thời Pháp tên Norodom, sau 1955 đổi thành Thống Nhứt, còn thời chụp hình này thì nó mang tên đường 30/4, sau đó tới 1985 đổi thành Lê Duẩn

Cửa hàng Bata trên đường Đồng Khởi này đã có từ thời Pháp thuộc
Ngã tư Lý Tự Trọng – Đồng Khởi
Góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực – NKKN. Giữa hình là Phòng trà quốc tế trước 1975

Advertisement

Từ công trường Lam Sơn nhìn qua khách sạn Độc Lập

Một số hình ảnh chụp từ trên khách sạn Caravelle (lúc này tên là khách sạn Độc Lập) nhìn xuống xung quanh:

Nhà thờ Hồi giáo Jamia Al-Musulman, bên kia là đường Đông Du
Từ Caravelle nhìn xuống đường Đông Du, tòa nhà màu trắng là khách sạn Sài Gòn số 41 Đông Du
Nhìn xuống Nhà hát Thành phố và Continental Palace

Nhìn xuống công trường Lam Sơn
Bên phải là ngã 4 Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi

Đường Đồng Khởi đoạn Đông Du và Mạc Thị Bưởi. Có thể thấy tòa nhà khách sạn Bông Sen
Thương xá TAX thời bao cấp
Thương xá TAX
Hàm Nghi – Tôn Thất Đạm ở Chợ Cũ

Vài hình ảnh trước chợ Bến Thành:

Bệnh viện Sài Gòn, nay là bệnh viện đa khoa Sài Gòn. Trước 75 đây từng là Nhà thương thí (Nhà thương Chú Hòa, Y Viện Đô Thành)

Đường Ký Con, phía xa là rạp Diên Hồng
Rạp Diên Hồng có từ trước 1975, nằm góc đường Yersin – Phạm Ngũ Lão
Đường Ký Con nhìn ra Diên Hồng
Góc đường Trần Hưng Đạo – Yersin
Góc Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học

Đường Trần Hưng Đạo góc Ký Con. Bên phải là biệt thự Nguyễn Văn Hảo

Đường Bùi Viện
Đường Nguyễn Cảnh Chân khu Cầu Kho
cầu Thị Nghè

Một số hình ảnh khác của đường sá, chợ búa:



Những hình ảnh ngoại thành:

chuyenxua.net biên soạn