SG Ky Uc

Hình ảnh những chiếc xe đò Desoto quen thuộc của thập niên 1970-1980

👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !

Vào thập niên 1980-1990, hầu hết xe đò chạy đường đai khắp Việt Nam đều là những xe đã được sản xuất từ thập niên 1960-1970. Nếu như xe khách (xe ca) ở miền Bắc đa số là xe ca Ba Đình (được thợ đóng trên khung gầm xe IFAW50 của Đông Đức), hoặc là xe Hải Âu nhập từ Liên Xô trước 75, thì các xe đò ở miền Nam, miền Trung, hầu hết là được các thợ máy của Sài Gòn tự đóng dựa trên máy và khung gầm được nhập về từ các xe máy dầu tải trọng lớn như GMC, Desoto, FARGO, Dogde (đều của Mỹ), hoặc Renault của Pháp… một số khác là xe hoán cải từ các loại “xe bãi” của Nhật có thương hiệu Hino, Isuzu, Fuso…

Mời các bạn xem lại một số hình ảnh xe đò, xe khách, xe ca, xe bus vào thập niên 1990:

Một chiếc xe khách ở Hà Nội

Hơn nửa thế kỷ trước, tại Sài Gòn, ngoại trừ xe hơi ca nhân (4 chỗ), thi các loại xe cơ giới khác đều do các tay thợ người Việt đóng, như là ba bánh, ba gác, thùng xe lam, thùng xe cam nhông (xe tải), và đáng kể nhất là thùng xe đò.

Thời đó chính phủ chỉ nhập những bộ phận chính của chiếc xe như khung gầm xe (Chassis, thường gọi là sát xi), máy nổ (máy 354), kèn, đèn, võ ruột, hệ thống tay lái… Còn lại những cái gì mà người Việt làm được thì không nhập. Khung xe thường được các thợ đồng gia cố thêm bằng sắt chữ U chữ H kẹp thêm cho chắc chắn, đảm bảo tải trọng lớn. Khung thùng xe thì dùng sắt chữ U phía trong còn cặp thêm gỗ bằng các loại gỗ quí như: vên vên, căm xe, sao, sến, muốn có đường cong mềm mại thì họ phải hơ lửa uốn từ từ. Để hoàn thiện một chiếc xe đò. Cần phải có nhiều công đoạn qua bàn tay của nhiều thợ: thợ sắt, thợ đồng, thợ mộc, thợ hàn, thợ sơn, thợ máy, thợ gầm, thợ điện, thợ may và cả anh thợ vẽ chữ.

Hình dáng chiếc xe đò ban đầu là cái cabin dài, rồi dần dần thành cái cabin ngang đẹp lộng lẫy nhất là về đêm, ngoài 2 hoặc 4 cái đèn pha, cos phía trước, và hai bóng đèn nháy nhỏ, trên nóc mui xe còn thêm 5-6 bóng đèn màu xanh, vàng, đỏ loại đèn kiểu như tàu bay. Những xe chạy đường xe, đường dốc, đèo, núi, còn trang bị thêm 1-2 bóng đèn pha loại đi sương mù gắn thêm phía dưới cản trước.

Việc sơn xe cũng là cả một kỳ công với người thợ, với những đường chỉ viền sắc lẹm, bén ngót. Những chiếc xe đò tiền tỉ thời bây giờ chưa chắc hơn được sự chắc chắn của chiếc xe đò ngày trước.

Hầu như các hãng xe đò hồi xưa đều có một xưởng đóng thùng xe để đóng mới và sơn sửa cho xe của hãng mình, ngoài ra còn có khá nhiều xưởng mồ côi để đóng xe cho những tiểu chủ có một hoặc vài chiếc xe đò, các xưởng đều tập trung nhiều nhất là tại vùng Phú Lâm đường Lục Tỉnh, Hậu Giang, Mũi Tàu, và vùng Hàng Xanh, Xa Lộ…

Những hình ảnh xe đò trước 1975 ở miền Nam:

Những ai trưởng thành trước và sau năm 1975 có lẽ vẫn còn nhớ hình ảnh những chiếc xe đò Bắc Nam đậu trên bến xe Petrus Ký (nay là Lê Hồng Phong). Trên mui chở đầy hàng hoá nặng nề như xe Honda, xe đạp, máy may… Chưa kể còn hàng tá loại hàng hoá xách tay bên trong mui hành khách, những xe vẫn bon bon vượt qua những ngọn đèo, quanh co, uốn lượn của vùng đồi núi trên dả đất miền Trung, qua các lưng đèo hùng vĩ…

Bến xe Petrus Ký, nay là đường Lê Hồng Phong
Bến xe Petrus Ký năm xưa tập trung hàng trăm xe đò đi khắp các vùng Đông Nam Bộ và miền Trung

chuyenxua.net biên soạn