👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !
Cuộc sống trên vìa hè là một phần quan trọng của xã hội Sài Gòn thời thuộc địa. Từ đầu thế kỷ 20, dân số Sài Gòn bắt đầu tăng nhanh chóng, việc xây dựng Sài Gòn trở thành một thủ đô hành chính biến nơi này thành một miền đất hứa cho mọi tầng lớp mọi người, đủ hạng người đều có thể tìm cho mình việc làm để kiếm sống, vì đó chính là mảnh đất màu mỡ cho những quầy hàng và gánh hàng rong.
Có hàng muôn cuộc gặp gỡ diễn ra hàng ngày dọc theo những con đường cây cao rợp bóng, hầu như con đường nào cũng có ít hất một quán cà phê vỉa hè, những quầy hàng tạm bợ bán đủ thứ, từ bánh mì, nước giải khát, cà rem, dịch vụ sửa giày… và những gánh hàng rong bán đủ loại thức ăn vặt với những lời rao đậm chất Sài Gòn có thể vang vọng tới cả những căn nhà nằm sâu trong hẻm hóc.
Từ sáng tinh mơ, Sài Gòn đã bị đánh thức bởi những lời hát, tiếng rao, tiếng ồn của hàng nghìn người bán rong từ Chợ Lớn cho tới Dakao, Tân Định hay Bà Chiểu.
Với tính cách xuề xòa cố hữu của người Nam nói chung, ai cũng thích những món hàng rong, không phân biệt giai tầng, từ một anh phu xe, cho đến một anh công chức hay là cô tiểu thư đài các đều có thể xà xuống nhâm nhi những món ăn đường phố này.
Vào năm 1943, đã có một người Pháp tên là E.Berges viết bài mô tả về những âm thanh và hình ảnh sống động của gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn: “Sáng bửng, Sài Gòn thức dậy trong tiếng rao hàng. Sự ồn ào của hàng ngàn kẻ buôn bán khiến không khí vui vẻ hẳn lên ở mỗi khu phố, mỗi con đường. Tiếng rao hàng vang lên từ Chợ Lớn đến Đa Kao, từ bến tàu Ba Son, chợ Mới (chợ Bến Thành) đến chợ Cũ (chợ Hàm Nghi), từ nhà thờ đến nghĩa trang. Suốt bảy ngày trong tuần, dưới ánh mặt trời miền Nam hay dưới cơn mưa tầm tã, họ cứ đi, đòn gánh trên vai hay đội rổ trên đầu, các ông và nhất là vô số bà bán hàng rao vang dưới những gốc me hay phượng vĩ, quyến rũ những người thèm ăn bữa nhẹ hay mua vài món nho nhỏ dằn bụng…”.