SG Ky Uc

ĐƯỜNG TỰ ĐO – CON ĐƯỜNG ĐẸP NHẤT SÀI GÒN TRƯỚC GIẢI PHÓNG – Daily News-s1


Sài Gòn – biểu tượng của một thành phố phồn vinh, nhộn nhịp của Việt Nam ta. Khi nhắc đến Sài Gòn, mọi người sẽ nghĩ ngay đến một phố xá nhộn nhịp, những hàng quán vỉa hè, xe cộ đông đúc hay những cung đường nổi tiếng, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, vẻ đẹp kiến trúc và lịch sử,…

Một trong những cung đường xưa nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn không thể không kể đến Đường Tự Do. Vậy cung đường này có gì đặc biệt để trở thành nét đặc trưng văn hóa của Sài Gòn. Hãy cùng Đỡ Buồn tìm hiểu qua những bức ảnh hiếm hoi sau đây nhé!

ĐƯỜNG TỰ DO – CHỐN PHỒN HOA CỦA NGƯỜI SÀI GÒN

Đường Tự Do - Cung đường phồn hoa bậc nhất Sài Gòn
Đường Tự Do – Cung đường phồn hoa bậc nhất Sài Gòn.

Một trong những cung đường nổi bật, nằm ngay trung tâm của thành phố Sài Gòn, mang nhiều nét văn hóa lịch sử đặc trưng của Sài Gòn xưa, không thể không kể đến cung đường Tự Do (hay còn gọi là đường Catinat).

Từ khi Pháp bắt đầu chiếm thành Gia Định và kiểm soát toàn bộ các tỉnh miền Nam, con đường số 16 tại Gia Định được đề độc De La Grandière đặt tên là Catinat và trở thành cung đường trung tâm của Sài Gòn lúc bấy giờ.

Đường Tự Do - cung đường xưa nổi tiếng và phồn vinh bậc nhất Sài Gòn
Đường Tự Do – cung đường xưa nổi tiếng và phồn vinh bậc nhất Sài Gòn.

Đến thời Việt Nam Cộng Hòa, đường Catinat được đổi tên thành đường Tự Do và cung đường này được mệnh danh là “chốn phồn hoa” của Sài Gòn khi nằm tại vị trí trung tâm đắc địa của thành phố, bao quanh cung đường này là những địa điểm nổi tiếng như: Nhà Thờ, Bưu Điện Thành Phố, Nhà Hát Lớn (Opera House) và khách sạn Continental Palace, công viên Chi Lăng

Với phía đầu đường sẽ có Bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn, Majestic Hotel và cuối đường là Vương Cung Thánh Đường (Nhà Thờ). Đây chính là một số địa điểm có công trình kiến trúc độc đáo, được nhiều người biết đến và nằm quanh khu vực của cung đường Tự Do này.

Sau năm 1975, cung đường Tự Do được đổi tên thành đường Đồng Khởi và hiện nay đường Đồng Khởi vẫn là tuyến đường trung tâm, phồn vinh và xa hoa nhất Sài Gòn.

Con đường trải qua 4 thời kỳ với 4 tên gọi khác nhau và luôn là con đường quan trọng bậc nhất Sài Gòn
Con đường trải qua 4 thời kỳ với 4 tên gọi khác nhau và luôn là con đường quan trọng bậc nhất Sài Gòn.

Từ những năm của thế kỷ 19, người Pháp đã có chủ đích xây dựng và quy hoạch cung đường Catinat thành con đường trọng yếu của Sài Gòn, với những kiến trúc độc đáo được xây dựng, những nhà hàng, khách sạn bắt đầu thi công,… Từ đó cho đến nay, cung đường này vẫn là một trong những cung đường đắt đỏ nhất Sài Gòn.

Dưới đây là một số địa điểm nổi tiếng nằm trên con đường Tự Do:

Khách sạn Majestic vào những năm 1923-1938
Khách sạn Majestic vào những năm 1923-1938.
Công viên Chi Lăng trên con đường Tự Do gần nhà thờ Đức Bà
Công viên Chi Lăng trên con đường Tự Do gần nhà thờ Đức Bà.
Khách sạn Continental Palace năm 1966
Khách sạn Continental Palace năm 1966.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trước năm 1975
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trước năm 1975.
Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh ngày xưa
Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh ngày xưa.
Nhà Hát Lớn (Opera House) ngày xưa
Nhà Hát Lớn (Opera House) ngày xưa.
Toàn cảnh con đường Catinat lúc bấy giờ, bên phải là khách sạn Continental Palace
Toàn cảnh con đường Catinat lúc bấy giờ, bên phải là khách sạn Continental Palace.

Linh hồn của một thành phố phồn vinh, xa hoa như Sài Gòn chính là hình ảnh của sự nhộn nhịp, phố xá đông đức trên đường phố Tự Do. Cùng Đỡ Buồn ngắm nhìn lại khung cảnh nhộn nhịp, phồn vinh của đường phố Tự Do vào những năm Sài Gòn trước giải phóng.

Những cửa hàng cùng những gánh hàng rong trên đường Tự Do
Những cửa hàng cùng những gánh hàng rong trên đường Tự Do.
Ngã tư Tự Do - Lê Thánh Tôn lúc bấy giờ
Ngã tư Tự Do – Lê Thánh Tôn lúc bấy giờ.
Đường Catinat - Ngã tư Tự Do - Lê Thánh Tôn
Đường Catinat – Ngã tư Tự Do – Lê Thánh Tôn.
Công viên Chi Lăng - Ngã tư Tự Do - Lê Thánh Tôn năm 1975
Công viên Chi Lăng – Ngã tư Tự Do – Lê Thánh Tôn năm 1975.
Con đường tấp nập người qua lại và xe cộ di chuyển đông đúc
Con đường tấp nập người qua lại và xe cộ di chuyển đông đúc.
Cảnh dòng người qua lại, xe cộ qua lại và những xe đẩy hàng rong trên đường Catinat lúc bấy giờ
Cảnh dòng người qua lại, xe cộ qua lại và những xe đẩy hàng rong trên đường Catinat lúc bấy giờ.
Cảnh người tấp nập di chuyển, bên cạnh đó là những người nói chuyện với nhau trên con đường Tự Do, đoạn gần ngã ba Tự Do - Nguyễn Thiệp
Cảnh người tấp nập di chuyển, bên cạnh đó là những người nói chuyện với nhau trên con đường Tự Do, đoạn gần ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp.
Tiệm thực phẩm trên gần Ngã ba Tự Do vào năm 1945
Tiệm thực phẩm trên gần Ngã ba Tự Do vào năm 1945.

Đường Tự Do là khu phố sầm uất, đông đúc và nhộn nhịp, do đó rất dễ để bắt gặp hình ảnh xe cộ đông đúc, một số phương tiện di chuyển phổ biến lúc bấy giờ như những chiếc ô tô mang đậm chất Pháp, xe máy, xe đạp, xe xích lô,…

Một người kéo xích lô trên đường Tự Do
Một người kéo xích lô trên đường Tự Do.
hương tiện di chuyển đông đúc trên đường Tự Do thời bấy giờ
Phương tiện di chuyển đông đúc trên đường Tự Do thời bấy giờ.
Khung cảnh đường phố Tự Do tấp nập vào năm 1963
Khung cảnh đường phố Tự Do tấp nập vào năm 1963.
Hộp đêm La Croix du Sud tại góc Catinat – Amiral Dupré, nơi sau này là Vũ trường Tự Do (số 80 Tự Do) và đã bị khủng bố đánh bom ngày 16-9-1972
Hộp đêm La Croix du Sud tại góc Catinat – Amiral Dupré, nơi sau này là Vũ trường Tự Do (số 80 Tự Do) và đã bị khủng bố đánh bom ngày 16-9-1972.
Khung cảnh Đường Tự Do ngày xưa (trước năm 1975)
Khung cảnh Đường Tự Do ngày xưa (trước năm 1975).
Góc ngã ba Tự Do - Thái Lập Thành - Hộp đêm La Croix du Sud
Góc ngã ba Tự Do – Thái Lập Thành – Hộp đêm La Croix du Sud.
Lối sinh hoạt thường ngày của người Sài Gòn bấy giờ, những khách hàng nam ngồi trong quán cà phê ngắm nhìn những cô gái mặc trang phục áo dài thướt tha trên phố
Lối sinh hoạt thường ngày của người Sài Gòn bấy giờ, những khách hàng nam ngồi trong quán cà phê ngắm nhìn những cô gái mặc trang phục áo dài thướt tha trên phố.

Advertisement

Cà phê vỉa hè nằm gần khách sạn Continental
Cà phê vỉa hè nằm gần khách sạn Continental.

Tagged:sg xưa