Ky Uc SG

Hình ảnh hiếm chụp cảnh đường phố Sài Gòn năm 1950 -s1


Harrison Forman (1904-1978) là một phóng viên ảnh nổi tiếng, đồng thời là nhà thám hiểm từng đi du hành khắp thế giới và ghi lại những cuộc hành trình của mình với 50.000 bức ảnh giá trị, trong có có 20 tấm chụp Sài Gòn năm 1950. Được mệnh danh là Marco Polo thời hiện đại. Dường như Forman đã đến đúng những nơi vào đúng thời điểm xảy ra và ghi chép lại được những sự kiện lịch sử quan trọng.

Forman đã đến Cao nguyên Tây Tạng vào năm 1932 và quay phim Ban Thiền Lạt Ma tại Tu viện Labrang, vào thời điểm rất hiếm người phương Tây có mặt ở đó. Ông có mặt ở Ba Lan vào những ngày đầu tiên của thế chiến 2 để chụp lại những hình ảnh lịch sử khi Đức Quốc Xã xâm lược nước này. Trong thế chiến 2, ông cũng có mặt ở Trung Quốc và phỏng vấn Mao Trạch Đông. Và năm 1950, trong những năm cuối cùng của Pháp tại Đông Dương, Forman có mặt ở Sài Gòn trong thời điểm nơi này là thủ phủ của Quốc Gia Việt Nam – Chính quyền do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu nhưng do Pháp đứng sau hậu thuẫn. Những hình ảnh trong bài này được Forman chụp lại cho thấy Sài Gòn vẫn phần nào thể hiện được vị thế của một Hòn ngọc Viễn Đông.

Thời trang Sài Gòn hơn 70 năm trước
Dãy nhà bên phải nằm bên cạnh Municipal Theatre (Nhà Hát Lớn), tới năm 1957 bị đập bỏ để xây dựng khách sạn Caravelle
Đường Catinat phía trước Nhà hát, bên phải hình là thương xá Eden (lúc này đang xây dựng)
Góc đường chỗ Eden đang xây dựng
Continental Palace và Municipal Theatre
Đường Catinat (Tự Do)
Rue d’Espagne, nay là đường Lê Thánh Tôn
Rue d’Espagne, nay là đường Lê Thánh Tôn (phía cửa Bắc chợ Sài Gòn). Lúc này xà bông Viet-Nam của ông Trương Văn Bền đã chiếm lĩnh thị trường và quảng cáo khắp nơi
Gần góc đường ngã d’Espagne – Filippini
Chỗ xe xích lô là ngã tư d’Espagne – Filippini (nay là Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực)
Xích lô máy trên đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi)

Đại lộ Bonard
Ngã tư Catinat – Vannier (Tự Do – Ngô Đức Kế)
Góc đường Catinat – d’Espagne (Tự do – Lê Thánh Tôn), bên phải là công viên Pierre Pagès, sau này là công viên Chi Lăng
Đường Catinat, công viên Pierre Pagès. Cái tên này được đặt theo tên của Thống đốc Nam kỳ nhiệm kỳ 1934-1939. Năm 1955, công viên này đổi tên thành Công viên Chi Lăng
Thuyền trên sông Sài Gòn
Đường Catinat