SG Ky Uc

Hình ảnh hiếm Kinh thành Huế năm 1989 – “Phế tích Tử Cấm Thành” – liquid4.drinkfood.info

Skip to content


👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !

Mời các bạn xem lại hình ảnh hiếm về Kinh thành Huế (bao gồm Hoàng thành, Đại Nội, Tử Cấm Thành) và cuộc sống người Huế vào năm 1989. Hình ảnh của nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Françoise Demulder.

Kinh đô Huế của triều Nguyễn ngày xưa, ngày nay được tổ chức UNESCO công nhận là 1 di sản văn hóa thế giới, là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm những tấm ảnh này được chụp, Hoàng thành Huế chỉ là một tàn tích của chế độ quân chủ xưa.

Sau năm 1975, cuộc sống của người Việt nói chung còn nhiều khó khăn nên du lịch không phát triển. Trước năm 1991, Việt Nam cũng chưa mở cửa cho khách du lịch quốc tế nên rất ít người nước ngoài được có mặt tại đây, vì vậy Kinh thành Huế lúc đó chỉ là một quần thể phế tích hoang tàn trước khi được hồi sinh sau năm 1993, là năm được UNESCO công nhận.

Thời điểm sau đó, Kinh thành Huế không còn là “phế tích” mà đã trở thành di tích lịch sử văn hóa, nơi đón tiếp vài triệu du khách đến thăm mỗi năm.

Đoàn khách du lịch nội địa hiếm hoi đi tham quan kinh thành Huế năm 1989. Ảnh chụp từ trên Ngọ Môn về phía Kỳ Đài
Ngọ Môn – có nghĩa là “cổng tý ngọ” – hướng về phía Nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế, chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần. Trong tất cả các tấm hình về Kinh thành Huế, Ngọ Môn thường xuất hiện nổi bật nhất với kiến trúc độc đáo của nó, trông như một pháo đài, bên trên lầu được gọi là Lầu Ngũ Phụng
Những em bé trên Ngọ Môn – Cổng chính của Kinh thành Huế

Qua Ngọ Môn sẽ tới hồ Thái Dịch, trước khi tới điện Thái Hòa – Trung tâm của Hoàng thành
Mặt sau của điện Thái Hòa – là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại
Điện Thái Hòa nằm ngay chính diện Đại Nội, vừa đi qua Ngọ Môn và cầu Trung Đạo là tới điện Thái Hòa, và đi qua điện Thái Hòa tới Đại Cung Môn để vào bên trong Tử Cấm Thành – Nơi ở và làm việc và nghỉ ngơi của vua (Điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Kiến Trung). Trong ảnh này, điện Thái Hòa được nhìn từ phía Đại Cung Môn (mặt sau điện Thái Hòa)
Mặt trước của điện Thái Hòa
Từ nền điện Kiến Trung đã đổ nát nhìn về phía điện Thái Hòa – ngôi điện lớn duy nhất còn lại ở trong Đại Nội. Trước năm 1946, từ chỗ này sẽ nhìn thấy lần lượt các cung điện trong khu vực Tử Cấm Thành là Cung Khôn Thái (nơi ở của Hoàng hậu, quý phi), điện Càn Thành (nơi ở của vua), điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều), rồi mới tới điện Thái Hòa (nằm bên ngoài Tử Cấm Thành, là nơi tổ chức nghi lễ). Năm 1946-1947, những ngôi điện bên trong Tử Cấm Thành đã bị san bằng vì “tiêu thổ kháng chiến”

Từ nền điện Kiến trung nhìn về phía vọng lâu hình bát giác bên phải
Bậc thang dẫn lên điện Kiến Trung, chỉ còn lại phần nền. Điện Kiến Trung được phục dựng lại từ năm 2019
Phía trước điện Kiến Trung có 2 vọng lâu hình bát giác
Một trong 2 vọng lâu hình bát giác trước điện Kiến Trung


Hoa văn trên lầu bát giác
Bên trong vọng lâu
Thái Bình lâu, nơi vua đọc sách, nghỉ ngơi, nằm ở phía Đông của hoàng thành, gần với nơi ở và làm việc của vua là Điện Càn Thành và điện Cần Chánh
hoang tàn Thái Bình lâu

Hộ thành hào của kinh thành Huế
Một cánh cổng của Hoàng thành Huế, dẫn ra ngoài kinh thành

Những phế tích còn lại bên trong Tử Cấm Thành
Cửa Hiển Nhơn ở phía Đông hoàng thành
Hoa văn trên cửa Hiển Nhơn

Những hình ảnh bên ngoài Hoàng thành Huế:

Chùa thiên Mụ bên bờ sông Hương

Tượng quan văn trong sân Bái Đình ở Khải Định
Tượng quan võ trong sân Bái Đình – lăng Khải Định
Bi Đình của Lăng Khải Định (Ứng Lăng) ở sân Bái Đình là một ngôi đình hình bát giác, trong chứa bia đá cao 3,1 m.
Cầu thang cao dẫn lên lăng Khải Định
Tượng đồng vua Khải Định bên trong lăng Khải Định, pho tượng ngồi tư thế của vị hoàng đế đang thết triều
Cổng chính của Cung An Định, nơi này được vua Khải Định xây năm 1919 bên dòng sông An Cựu. Sau khi tháoi vị năm 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại đây
Phế tích cung An Định
Cầu Trường Tiền năm 1989. Cầu bị phá sập năm 1968, sau đó được sửa tạm để người dân qua lại 2 bên bờ sông Hương. Phải tới năm 1994, các kỹ sư Pháp mới sang hỗ trợ trùng tu lại cầu theo kiến trúc ban đầu, nên thời điểm này cầu bị mất hai chiếc vài cầu (bên phải hình)
Cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân

Hai thợ mộc đang khắc gỗ trong một xưởng mộc

Hình ảnh trên sông hương:























chuyenxua.net biên soạn