👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !
Tết trung thu là một lẽ hội truyền thống có từ lâu đời, thể hiện sự tôn trọng và sống hài hòa cùng thiên nhiên của người Việt xưa. Tuy Tết trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi đến Việt Nam đã được Việt hóa, gắn liền với sự tích Chị Hằng, Chú Cuội, là những nhân vật thuần Việt, gần gũi với đời sống, phong tục của người Việt Nam.
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Chứa ai chả chứa, chứa thằng Cuội,
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng. (Trần Tế Xương)
Trung thu được xem là ngày Tết dành cho thiếu nhi, nên nhắc tới lễ hội này, người ta nhớ đến những thứ trò chơi của trẻ con. Ngày xưa khi đồ chơi Trung Quốc chưa du nhập vào Việt Nam, những món đồ chơi dân gian rất được ưa chuộng, nghề làm đồ chơi cũng rất phát triển. Đồ chơi cũng đa dạng về mẫu mã hình thức, và cũng phù hợp với nhiều tầng lớp.
Những đồ chơi đắt tiền như đèn cá, đèn rồng, trang trí bắt mắt, phức tạp được tầng lớp khá giả mua. Các đồ chơi dân gian, phổ thông như đèn đèn cù, đèn ông sao, trống bỏi dễ chế tạo với vật liệu đơn giản được tầng lớp bình dân ưa chuộng.
Đó là những đồ chơi trẻ con, đối với người lớn thì trung thu cũng là một dịp quan trọng. Là thời gian trang hoàng nhà cửa, gia đình sum họp. Chính vì thề nhu cầu mua đồ trang trí nhà cửa cũng tăng cao. Đèn lồng, nộm giấy, đầu sư tử để bày mâm ngũ quả là những đồ vật được ưa chuộng vào dịp Tết trung thu.
Con nộm từ rất nhiều văn hóa khác nhau: Thánh gióng, tễu, quan lại triều đình, người dân với trang phục truyền thống, động vật đậm bản sắc Việt Nam. Tôn Ngộ Không, Đường Tăng của văn hóa Trung Quốc. Thời kì này cũng bắt đầu xuất hiện các hình nộm xe oto, lính lê dương Pháp ở các sạp bán con nộm.
Đồ cúng trong ngày Tết trung thu cũng là một trong những mặt hàng quan trọng được bày bán nhiều vào thời xưa. Trong mâm cũng sẽ có bánh trung thu và con giống bằng bột là không thể thiếu. Thường vào Tết trung thu, các món ngọt như bánh trái, hoa quả được sử dụng để cúng nhiều hơn là các món mặn. Đó là các loại bánh:
Bánh nướng: Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút mỡ lợn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xường. Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lại.
Bánh dẻo: Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.
Trước những năm 1960, mỗi dịp Rằm tháng Tám là các con giống nặn bằng bột lại được bày bán khắp nơi ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, như thành phần không thể thiếu cho mâm cỗ Trung Thu. Khác với con tò he bây giờ làm bằng bột tẻ dẻo, con giống làm bằng bột hoành tinh pha bột nếp ngày xưa cứng cáp, giữ được nhiều năm.
Trong ngày Tết Trung thu, trẻ em dù là gia đình khá giả hay bình dân cũng được ưu tiên mua đồ chơi, bánh trái. Thời xưa, chỉ có những dịp đặc biệt trẻ con mới được mua những đồ này chính vì vậy trẻ con rất mong chờ tới ngày rằm tháng 8 này.
Khác với ngày nay, vào thời xưa những đầu lân nhỏ sẽ do trẻ em một xóm tổ chức đi rước lân, sau đó đi qua các góc phố và thêm nhiều em tham gia. Người ta thường rước lân qua gõ cửa từng nhà mang may mắn tới cho gia chủ. Sau đó gia chủ thường cho trẻ em kẹo, quà. Rước lân là một tục lệ khiến cho ngày Tết trở nên sôi động náo nhiệt hơn.
Tương truyền kể rằng: cách đây gần ba nghìn năm vào lần đầu tiên lân xuất hiện. Mỗi năm nó xuất hiện trên đất liền một lần, bắt người và thú vật ăn thịt, gieo rắc kinh hoàng cho khắp làng xa, xóm gần. Nhân dân kêu than, cúng vái và tìm nhiều cách diệt trừ nó nhưng đều thất bại. Trước một giống vật lạ vừa hung dữ, vừa mạnh bạo, con người tưởng đã chịu bó tay. Song, một ngày kia, có ông thổ địa xuất hiện, miệng cười toe toét, hiền hòa, tay cầm linh chi thảo nhử lân. Lân đi theo ông và ông đã dạy cho lân biết ăn cỏ. Lạ thay, ăn xong lân thuần tính, quy phục ông địa và biết nhảy múa làm vui cho mọi người. Dân chúng hò reo mừng rỡ, cuộc sống thanh bình trở lại. Từ đó trong dân gian truyền tụng: “Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình”. Về sau, hàng năm vào các ngày lễ, lân đều xuất hiện. Có điều là xuất hiện của nó lần này đều mang đến cho mọi người nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc.
Bên cạnh rước đèn, hát trống quân, múa sư tử,… thì ngắm trăng (thưởng nguyệt) là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung thu. Hơn thế nữa, hình tượng cây đa, chú Cuội, con trâu từ xa xưa gắn liền với trăng trung thu và nó mang trong mình nhiều ý nghĩa văn hóa đặc biệt. Đối với người Việt Nam từ bao đời nay trăng luôn là bức tranh có hình tượng cây đa, chú cuội và con trâu. Gắn với những đặc điểm về địa lý, khí hậu và đặc thù sản xuất của người dân mà hình tượng này mang nhiều ý nghĩa phản ánh nét độc đáo riêng biệt chỉ Việt Nam mới có.
Theo bút tích trên bia chùa Đọi (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) 1121 ghi lại: “Là một nước nông nghiệp, Tết Trung thu ở nước ta theo thể thức nông nghiệp, tinh thần của lễ thức đó trước hết thể hiện ở ý thức của người nông dân dối với mùa vụ. Tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi là lúc “muôn vật thành thơi”. Dưới ánh trăng thu, các lão nông uống trà, nhắm rượu, ngắm trăng, chiêm nghiệm, dự đoán, tiên tri”.
Như vậy ngắm trăng không chỉ là hoạt động văn hóa tinh thần mà trăng còn gắn liền với đời sống lao động sản xuất của cha ông ta. Tục ngữ có câu: “Muốn ăn lúa tháng năm, trông trăng rằm tháng Tám” hay “Tỏ trăng mười bốn được tằm, đục trăng hôm rằm thì được lúa chiêm”. Chứng tỏ người nông dân Việt Nam từ xưa đã quan sát vũ trụ rất kĩ lưỡng và tinh tế để phục vụ các hoạt động của đời sống. Chính từ đặc trưng riêng biệt ấy mới xuất hiện những hình tượng như trên.
Một số hình ảnh khác về trung thu khoảng 100 năm trước:
ff ff ff