Những hình ảnh đẹp của Xích lô máy – Biểu tượng độc nhất vô nhị trên đường phố Sài Gòn xưa – Daily News
Cùng với các loại xe lam, taxi “con bọ”, xe thổ mộ, thì xích lô là phương giao thông công cộng quen thuộc trên đường Sài Gòn ngày xưa, được lưu lại rất nhiều trong các ảnh chụp Sài Gòn hơn nửa thể kỷ trước.
Riêng về xích lô chia thành 2 loại, xích lô đạp và xích lô máy, và ít người biết rằng loại phương tiện độc đáo này chỉ có ở Việt Nam, cụ thể là ở Sài Gòn cùng một số thành phố lớn khác ở miền Nam từ cuối thập niên 1940 đến thập niên 1970. Ngoài ra không nơi nào trên thế giới có xích lô máy.
Hình ảnh xích lô máy còn thân quen với nhiều thế hệ học trò trước 1975, không chỉ ở ngoài đời, mà còn trên vở học sinh, với hình bìa vở đã đi vào huyền thoại
Cùng với các loại xe lam, taxi “con bọ”, xe thổ mộ, thì xích lô là phương giao thông công cộng quen thuộc trên đường Sài Gòn ngày xưa, được lưu lại rất nhiều trong các ảnh chụp Sài Gòn hơn nửa thể kỷ trước.
Riêng về xích lô chia thành 2 loại, xích lô đạp và xích lô máy, và ít người biết rằng loại phương tiện độc đáo này chỉ có ở Việt Nam, cụ thể là ở Sài Gòn cùng một số thành phố lớn khác ở miền Nam từ cuối thập niên 1940 đến thập niên 1970. Ngoài ra không nơi nào trên thế giới có xích lô máy.
Hình ảnh xích lô máy còn thân quen với nhiều thế hệ học trò trước 1975, không chỉ ở ngoài đời, mà còn trên vở học sinh, với hình bìa vở đã đi vào huyền thoại
Chiếc xích lô máy đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn từ những năm cuối thập niên 1940. Thời điểm đó người Pháp vừa trở lại Đông Dương sau khi quân Nhật bị giải giáp. Để xây dựng lại Sài Gòn sau WW2, nhu cầu vận tải hàng hóa rất cao nên người Phép cho nhập cảng rất nhiều phương tiện vận tải, trong đó có chiếc xe 3 bánh tên là Triporteur Peugeot xuất
Ban đầu xe này thực hiện công năng chính của nó là vận chuyển hàng hóa với thùng đựng hàng ở đằng trước, gần giống như xe “ba gác máy” hiện nay, nhưng sau đó nó được chế lại thành xích lô máy để có thể chở người như là một phương tiện công cộng, với cấu trúc giống như là xe xích lô đạp.
Cấu trúc của chiếc xích lô máy gồm 2 phần, phần sau là động cơ của chiếc Triporteur Peugeot nguyên thủy, còn phần trước là khung xe được chế lại bằng thép uốn, có băng ghế nệm để khách ngồi, dưới ghế nệm biến thành khoang chứa dụng cụ bảo trì xe cùng xăng nhớt, ruột vỏ xe và tấm bạt để che phía trước hành khách khi trời mưa. Bên cạnh 2 hông ghế là bộ khung thép bọc mái che bằng vải dầu gấp xếp lại được, dùng để che nắng và mưa.
Ở Sài Gòn ngày xưa, mỗi buổi sáng sớm, tiếng xích lô máy là một trong những âm thanh thức dậy sớm nhất, tỏa ra khắp các ngả đường, và dù là được thiết kế để chở người nhưng nó cũng có thể chở hàng hóa cho những người đi chợ hoặc đi buôn từ sáng tinh mơ.
Xích lô máy ở chợ An Đông xưa
Xe xích lô máy vốn thiết kế chỉ vừa khoảng 2-3 người, tuy nhiên đôi khi nó có thể cõng được đến cả chục người. Những ngày Tết xưa, cứ mùng 1 Tết là một số gia đình thường gọi một chiếc xích lô máy chở cả bầu đoàn thê tử đến hiệu ảnh trên đại lộ Nguyễn Huệ làm vài tấm hình kỷ niệm để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, trở thành một truyền thống được duy trì hàng năm.
Theo thống kê, vào đầu thập niên 1950 có khoảng 18.000 xe xích lô máy ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, trở thành biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn, không có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Đến khoảng thập niên 1960, khi xe Lam được du nhập vào Sài Gòn thì xích lô máy bị cạnh tranh quyết liệt. Xe Lam có nhiều ưu thế hơn, như là chở được nhiều khách, trên mui lại chở được cả hàng hoá, lại rẻ tiền, vì vậy mà xích lô máy dần dần không được ưa chuộng nữa.
Xích lô máy và xe Lam trên đường phố Sài Gòn
Từ sau 1975 thì xăng dầu khan hiếm nên từ đó hoàn toàn vắng bóng chiếc xe 3 bánh này trên các nẻo đường Sài Gòn, thay vào đó là sự phổ biến xích lô đạp cho đến tận những năm 1990, trước khi cũng bị thay thế bởi hình thức tiện lợi hơn là “xe ôm “