SG Ky Uc

Những hình ảnh hiếm hoi chụp cảnh đường phố Sài Gòn thời bao cấp (1979)-s1

👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !

 

Mời các bạn xem lại những hình ảnh hiếm hoi của Sài Gòn thời bao cấp, được chụp vào năm 1979. Có thể nói đây là quãng thời gian khó khăn nhất của người dân Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung.

Hình ảnh Eden và công trường Lam Sơn nhìn từ trên khách sạn Caravelle, lúc này mang tên là khách sạn Độc Lập
Cùng góc với ảnh bên trên, nhưng mở rộng ra hai bên để thấy khách sạn REX và Continental Palace, Nhà hát thành phố. Lúc này Continental đã bị đổi tên thành Khách Sạn Đồng Khởi

Nhà hát thành phố, thời gian này vẫn còn kiến trúc của thời gian 1955-1975, Kiến trúc nguyên thủy của nhà hát vẫn còn ở lớp bên trong chứ chưa bị đục bỏ. Năm 1955, khi nhà hát bị biến đổi công năng thành nhà Quốc Hội, các nhà kiến trúc thời đó đã xây bọc bên ngoài một lớp tường mỏng có thiết kế phẳng. Vì vậy đến đầu thập niên 1980, chỉ cần đập lớp tường bên ngoài là có thể dễ dàng phục chế lại nguyên trạng thời Pháp thuộc
Khách sạn Caravelle lúc này mang tên khách sạn Độc Lập, ảnh chụp từ công trường Lam Sơn
Đường Đồng Khởi, đoạn giữa Nguyễn Thiệp – Đông Du
Đường Đồng Khởi từng mang tên là Catinat và Tự Do
Từ trên khách sạn Độc Lập nhìn xuống đường Đồng Khởi. Nhà hàng Brodard ở góc đường Nguyễn Thiệp lúc này mang tên Nhà hàng 131 Đồng Khởi

Đường Đề Thám ở góc ngã tư với Trần Hưng Đạo. Phía sau xe hơi màu đỏ là ngã tư Quốc Tế (Đề Thám – Bùi Viện)
Ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học. Lúc này xăng xe rất khan hiếm nên phải pha thêm dầu hôi vào làm cho xe lam chạy phun khói như xe lửa

Từ đường Trần Hưng Đọa nhìn về phía Tỏa Hỏa Xa ở đầu đường Lê Lợi – Hàm Nghi
Một quầy thuốc lá lề đường
Đường Nguyễn Huệ từ phía bến Bạch Đằng nhìn vô. Bên phải hình là 2 tòa nhà ngày nay vẫn còn: khách sạn Palace và chung cư 42 Nguyễn Huệ, nơi ngày nay là khu hàng quán nổi tiếng, dưới trệt là FAHASA Nguyễn Huệ
Đường Hàm Nghi, giữa hình là tòa nhà Ngân hàng Việt Nam Thương Tín góc Hàm Nghi-Tôn Thất Đạm. Kế tiếp về bên phải là tòa nhà Giao Thông Ngân Hàng, góc Hàm Nghi-Pasteur
Tòa nhà Sinco ở số 1 Trần Hưng Đạo, góc đường Trần Hưng Đạo – Calmette
Xe khách quốc doanh
Thời điểm này vẫn còn xót lại những chiếc taxi Sài Gòn trước 75 sơn xanh trắng hiệu Renault 4CV

Thời trang phụ nữ Sài Gòn lúc này vẫn còn sót lại đôi chút thời vàng son

Một số hình ảnh Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu. Sau năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết. Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ…

Đường này được đặt theo tên người vợ thứ 3 của Hoàng Hoa Thám, cũng là người gắn bó với Đề Thám nhất. Bà Đặng Thị Nhu là mẹ của Hoàng Thị Thế, nhân vật lịch sử nổi tiếng từng là con nuôi của tổng thống Pháp, và là minh tinh điện ảnh người Việt đầu tiên ở phương Tây.

Một chiếc Ford Fairlane trên đường 30/4 (đại lộ Thống Nhứt cũ, nay là đường Lê Duẩn). Xa xa là Dinh Độc Lập
Quang cảnh trước chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành nhìn về hướng đường Lê Lợi
Đường Lê Lợi, bên phải là rạp Vĩnh Lợi

chuyenxua.net biên soạn
Hình ảnh: manhhai flickr