SG Ky Uc

Sài Gòn tuyệt đẹp năm 1968-1969 qua 100 tấm ảnh của Brian Wickham _sgx – news-s1

👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !

Sau Tết Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt, nhiều hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi. Tuy nhiên, điều đó không làm cho nhịp sống sôi động của đô thành bị chậm lại, được thể hiện qua những bức ảnh do Brian Wickham – một nhân viên chính phủ của Mỹ – chụp tại Sài Gòn từ cuối năm 1968 sang giữa năm 1969, được giới thiệu trong bài này. Các bức ảnh này được chia sẻ công khai trên tài khoản Picassa cá nhân của tác giả.

Trên băng rôn ghi rõ ngày 9/6/1969

Cuộn phim của bộ ảnh này có độ ISO khá lớn, nên hình bị noise (nhiễu hạt), nhưng bù lại ảnh được chụp khi mở khẩu nhỏ nên mỗi hình đều thể hiện rõ từng chi tiết quang cảnh Sài Gòn xưa, không bị nhòe mờ nét so với đa số bức ảnh chụp Sài Gòn trước 1975 khác của các nhân viên quân sự Mỹ, hầu hết là nhiếp ảnh gia không chuyên.

Từ năm 1964, đường Ngô Đình Khôi đổi tên thành Đại lộ Cách Mạng 1 Tháng 11, tương ứng với đường Nguyễn Văn Trỗi ngày nay
Đại lộ Cách Mạng 1 Tháng 11 gần ngã tư với đường Trương Tấn Bửu ở Phú Nhuận, tỉnh Gia Định

Thiếu nữ Sài Gòn trên đường Phạm Ngũ Lão

Một chiếc Traction đậu trên đường Phạm Ngũ Lão, phía xa là sở Hỏa Xa
Đường Phạm Ngũ Lão
Trong hình là cầu tạm khi cầu Thị Nghè đang xây dựng
Đường Bùi Quang Chiêu (sau 1975 là đường Đặng Thị Nhu, chợ sách cũ)
Các quán bar phục vụ lính Mỹ trên đường Hai Bà trưng, gần khách sạn Brinks (cư xá sĩ quan Mỹ)
Đường Hai Bà Trưng, góc đường Lam Sơn (phía sau Hạ Nghị Viện, trước Sở điện lực)
Đường Thái Lập Thành, nay là Đông Du

Xe cộ lưu thông tại ngã tư Thống Nhứt – Duy Tân (nay là Lê Duẩn – Phạm Ngọc Thạch)
Trường đua Phú Thọ vẫn đông đúc

Trú mưa dưới cổng trường đua Phú Thọ
Ngã tư Lê Văn Duyệt – Hồng Thập Tự (nay là CMT8 – NTMK)
Đường Trần Hưng Đạo, góc Nguyễn Thái Học
Xe cảnh sát trên đường Nguyễn Huệ
Tòa Đô Chánh

REX Cinema
Kiosque bán báo trên đại lộ Nguyễn Huệ

Tháp chuông Nhà thờ Huyện Sỹ

Một số hình ảnh đậm chất 1968, khi an ninh Sài Gòn được thắt chặt sau tết Mậu Thân, với hàng rào kẽm gai giăng nhiều tuyến đường:

Cholon PX trên đường Nguyễn Tri Phương. PX là Post Exchange, cửa hàng bán đồ têu dùng hậu cần cho quân đội Mỹ
Góc Hồng Thập Tự- Cống Quỳnh, trước bịnh viện Từ Dũ
Đường Hồng Thập Tự trước Dinh Độc Lập, ngã tư phía trước là Công Lý (nay là ngã tư NTMK-NKKN)
Đường Cường Để (nay là Tôn Đức Thắng) đoạn Nguyễn Du
Trên cầu Chữ Y, nhánh cầu qua Q8. Nhìn thấy tháp nhà thờ Chợ Quán phía xa

Vài hình ảnh trước chợ Sài Gòn (Bến Thành):

Hình ảnh đại lộ Lê Lợi:

Đại lộ Lê Lợi hướng về chợ Sài Gòn. Bên phải là nhà hàng Kim Sơn – nơi gặp gỡ của giới nghệ sĩ
Đại lộ Lê Lợi, đoạn rạp Olympia, bên phải là Bịnh viện Đô Thành (Nhà thương chú Hỏa)

Bùng binh Bồn Kèn, bên phải là thương xá TAX

Một số hình ảnh hàng rong và hàng ăn lề đường:

Vài hình ảnh Đền tử sĩ ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa:

Một vài hình ảnh trong Thảo Cấm Viên:

Một số hình ảnh trước trụ sở Hạ Nghị Viện:

Tượng đài TQLC trong công trường Lam Sơn, trước Hạ Nghị Viện

Hình ảnh ga xe lửa Sài Gòn cũ, nay là khu vực công viên 23/9:

Bãi dậu xe thuộc ga xe lửa. Dãy nhà trên đường Lê Lai

Một số hình ảnh Bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn và phà Thủ Thiêm:


Góc ngã tư Nguyễn Tri Phương-Nguyễn Trãi. Có thấy chân château d’eau của Y Viện Quãng Đông ở góc trái (nay là bệnh viện Nguyễn Tri Phương)

Nghĩa trang Pháp ở Bảy Hiền, nơi diễn ra trận đánh ác liệt Tết Mậu Thân. Ngày nay vị trí này là trung tâm Hội nghị triển lãm Tân Bình
Đài tưởng niệm trong nghĩa trang
Chùa Hưng Long, đường Minh Mạng (nay là Ngô Gia Tự)
khách sạn Nam Đô, số 199 đường Nguyễn Thái Học, nơi này có phòng trà từng được nhạc sĩ Bảo Thu quản lý

Thời loạn lạc, nhiều người từ vùng quê chạy giặc lên Sài Gòn để lánh nạn, tạo thành một bộ phận nhếch nhác ngay trung tâm:

Xe lam trên đường Lê Văn Duyệt
Đường Lê Văn Duyệt gần Công trường Dân Chủ